Trung Quốc nổi giận vì Ấn Độ và Mỹ chơi tới cùng: Ngừng dạy tiếng Hoa, đóng cửa các viện Khổng Tử của Trung Quốc


 Ấn Độ đã ngừng cho dạy tiếng Hoa cho học sinh trung học và đang xem xét việc đóng cửa viện Khổng Tử trong bối cảnh căng thẳng hai nước leo thang.

Truyền thông Ấn Độ đưa tin Bộ Giáo dục Ấn Độ sẽ xem xét lại viện Khổng Tử tại các đại học Ấn Độ và các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa các cơ sở của Ấn Độ và Trung Quốc.

Chính sách giáo dục quốc gia mới nhất của Ấn Độ cũng bỏ tiếng Hoa ra khỏi ngoại ngữ được dạy cho học sinh trung học.

Nhiều người Ấn Độ thất vọng với Trung Quốc về đại dịch Covid-19 đã kêu gọi tránh khỏi tầm ảnh hưởng của nước này nhiều hơn. Đến tháng 6, sự tức giận trong nước đã dâng cao vì cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội hai nước ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Những căng thẳng âm ỉ này, vốn đã được thể hiện qua việc Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng của Trung Quốc, giờ đã lan sang lĩnh vực học thuật.

An Do dong cua Vien Khong Tu anh 1
Các thành viên của Tổ chức Thanh niên Thành phố cầm áp phích có hình ảnh của các ứng dụng Trung Quốc để ủng hộ việc chính phủ Ấn Độ cấm ứng dụng TikTok ở Hyderabad vào cuối tháng 6. Ảnh: AFP.

“Ấn Độ đang tìm cách bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và phải thực hiện tất cả biện pháp có thể trong mọi lĩnh vực để đảm bảo an toàn cho chính mình”, bà Sriparna Pathak, phó hiệu trưởng của Trường Jindal về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Toàn cầu OP Jindal, nói với South China Morning Post.

“Ở Ấn Độ, mọi thứ về Trung Quốc đều gây kinh ngạc. Vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu hành động gây hấn đơn phương từ Trung Quốc không dừng lại, có khả năng ngay cả giao lưu nhân dân ở mức cực thấp này cũng dừng lại”, bà Pathak nói thêm.

Nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu xem xét kỹ các viện Khổng Tử vì lo ngại rằng lớp học của học viện là phương tiện chính trị để truyền bá cái nhìn tích cực hơn về Trung Quốc ở nước ngoài. Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này và coi đó là định kiến về chương trình dạy tiếng Hoa.

Tuy nhiên, đại học ở Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Đức và Thụy Điển đã đóng cửa các viện Khổng Tử vì lo ngại ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Bà Ji Rong, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, hôm 4/8 kêu gọi Ấn Độ đối xử với các viện Khổng Tử và hoạt động hợp tác giáo dục đại học Trung Quốc – Ấn Độ “một cách khách quan và công bằng” và “tránh chính trị hóa quan hệ hợp tác thông thường”.

Người Trung Quốc nổi giận vì lệnh cấm TikTok, WeChat

Hai lệnh cấm liên tiếp của Trump với TikTok và WeChat khiến người Trung Quốc nổi giận, đòi tẩy chay các thương hiệu Mỹ như Apple, Tesla.

21h ngày 6/8, khi hầu hết người dùng Trung Quốc chuẩn bị đi ngủ, một “cơn bão” từ bên kia Thái Bình Dương ập đến – Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với ByteDance (công ty mẹ của TikTok) và Tencent (chủ sở hữu WeChat).

Hàng triệu người Trung Quốc hoang mang, bảo nhau để lại thông tin liên lạc trong các nhóm WeChat, TikTok. Một số người đăng mã QR của Line, nhóm khác để lại số điện thoại di động và nói rằng có thể liên hệ thêm qua Telegram, WhatsApp, Instagram. Một số người Trung Quốc ở Mỹ “điên cuồng” tìm đến các ứng dụng khác, như Alipay, hoặc bất kỳ nền tảng nào ngoài WeChat để giữ liên lạc với người thân ở quê nhà. Nhiều người còn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là Google, Apple sẽ gỡ các ứng dụng này khỏi cửa hàng. Họ bắt đầu chia sẻ những thủ thuật để tải ứng dụng về trong trường hợp bị cấm.

Người dùng WeChat để lại thông tin liên lạc qua các ứng dụng khác như Line, WhatsApp, Skype...
Người dùng WeChat để lại thông tin liên lạc qua các ứng dụng khác như Line, WhatsApp, Skype…

Sau khoảnh khắc hỗn loạn trên, mọi người bắt đầu dành những chỉ trích nặng nề cho Tổng thống Donal Trump. Các chủ đề liên quan đến lệnh cấm TikTok, WeChat trên mạng xã hội Weibo đều thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và hàng chục nghìn bình luận. Người dùng Trung Quốc “nổi giận”, gọi những lệnh cấm của Trump là “độc tài, vô lý và điên rồ”.

“Trump thật sự muốn gì? Ông ấy đang làm những điều tồi tệ nhất trong lịch sử. Người dùng không có tội. Ông ấy đang làm mọi thứ trở lên hỗn loạn”, người dùng Dafener viết. “Có lẽ Trump nghĩ bắt nạt được người Trung Quốc khi Zhang Yiming (CEO TikTok) nhượng bộ. Ông đã nhầm”, một người dùng Weibo khác bình luận.

Hai ngày sau lệnh cấm của Trump được ban hành. Một làn sóng kêu gọi tẩy chay các thương hiệu của Mỹ cũng diễn ra trên khắp các mạng xã hội Trung Quốc. “Nếu Trump cấm WeChat trên iPhone, chẳng có lý do gì để chúng ta phải mua hàng của Apple. Tôi sẽ ủng hộ Huawei và các thương hiệu nội địa”, Wanwan viết.

Thực tế, lệnh cấm của Trump đã lập tức làm giá cổ phiếu của Apple giảm. Bloomberg phân tích, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Apple. Phần lớn hoạt động sản xuất của họ cũng diễn ra ở đây. Nếu Bắc Kinh đáp trả bằng những lệnh cấm, Apple, Tesla và nhiều công ty Mỹ khác sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng lệnh cấm TikTok, WeChat chỉ là sự khởi đầu. Khi thương chiến Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, không chỉ những công ty công nghệ, người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách.

Theo Kim Cương VN EXPRESS và Zing 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *