Người dân lên án chính sách tuyên truyền phê phán lãng phí đồ ăn của chính phủ.
Ngày 11/8, Tân Hoa Xã đưa tin về những chỉ thị quan trọng của Tập Cận Bình, rằng toàn quốc nên ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm. Trên thực tế, theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc, không lãng phí thức ăn là một điều tốt. Nhưng những lời này được phát ra từ lãnh đạo Tập Cận Bình, thì chúng lại có ý nghĩa khác. Có hai điểm chính:
Đầu tiên, điều này có thể có nghĩa là các nhà chức trách phải đưa ra các chính sách mới tương ứng để biến một thứ tự nguyện có ý thức thành sự cưỡng bách. Vì chính Tập Cận Bình đã nói: “Tăng cường pháp chế và tăng cường giám sát”.

Các hiệp hội ăn uống ở Vũ Hán đã đi đầu bắt kịp và đưa ra sáng kiến “10 khách gọi món cho 9 người”. Các hiệp hội ăn uống Tây An, Hồ Bắc, Tín Dương, An Huy và Giang Tô cũng đưa ra đề xuất tương tự.
Đồng thời, ngay khi Tập Cận Bình mở lời, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Nhân dân nhật báo lập tức có bài “lãng phí trên đầu lưỡi”, và đưa ra những bức ảnh về “thành ngữ” của Tập Cận Bình về bảo tồn lương thực. CCTV tố cáo chương trình phát sóng trực tiếp về ăn uống có tên “Đại gia bụng bự” lãng phí thức ăn. Hiện tại, trên các nền tảng như Kuaishou và Douyin, đã có cảnh báo quý trọng thức ăn khi tìm kiếm đồ ăn.
Có một thông báo lan truyền trên mạng hướng dẫn tất cả các chương trình phát sóng trực tiếp về ăn uống không được ăn no, ăn nhiều, tài khoản của người vi phạm sẽ bị đóng vĩnh viễn. Và đưa ra lời cảnh báo: đừng thử luật một mình.

Có một thói quen phổ biến của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng muốn đánh ép cái gì, trình làng chính sách gì, thì trước tiên thường cho dư luận đi đầu, báo trí, truyền hình đưa tin rợp trời dậy đất.
Thứ hai, Tập Cận Bình ngồi ở vị trí cao nhất trong đảng và nhà nước, cái gọi là “chỉ thị” công khai của ông hẳn không đơn giản, mà đằng sau đó phải có nhiều lý do. Lý do đằng sau mối quan tâm rộng rãi của dư luận là Trung Quốc có thể thực sự thiếu lương thực.

Ngày 12/8, Cục Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc thông báo thu mua ngũ cốc vụ hè năm nay, tại Hà Nam và An Huy, hai tỉnh trồng lúa mì chính, sản lượng lúa mì giảm lần lượt 57% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng chung của cả nước giảm 20%, tổng cộng là 9,38 triệu tấn.
Đồng thời, lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam đã gây thiệt hại lớn cho cây lương thực. Chỉ riêng xung quanh hồ Bà Dương, diện tích đất nông nghiệp bị ngâm trong nước đã lớn bằng 1,5 lần diện tích Đài Loan. Trong toàn bộ đồng bằng sông Dương Tử, hơn 5,26 triệu ha đất nông nghiệp đang chìm dưới nước. Chuyên gia kinh tế “Tài kinh lãnh nhãn” phân tích rằng nếu sản lượng chung giảm 20%, thì sẽ có gần 300 triệu người ở Trung Quốc không có khẩu phần ăn. Làm sao để bù đắp? Hoặc sử dụng ngũ cốc dự trữ hoặc mua ngũ cốc ở nước ngoài.
Nhưng ai cũng biết, mua thực phẩm ở đâu bây giờ? Hồ Tinh Đấu, giám đốc Viện nghiên cứu phát triển chiến lược “Một vành đai, một con đường” nói với đài Châu Á Tự do rằng Trung Quốc sẽ khó khăn khi mua lương thực từ nước ngoài.
Do ảnh hưởng của virus Vũ Hán và thảm họa châu chấu ở châu Phi, vào tháng 3 năm nay, Chương trình Lương thực của Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng 265 triệu người trên thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong năm nay. Sau đó, các nước láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, Kazakhstan, Nga… đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc.
Tại Trung Quốc đại lục, một số nơi đã treo các biểu ngữ, nói rằng: Không nhập khẩu được thực phẩm từ nước ngoài, hãy nhanh chóng xới đất và trồng cây giống.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ gần đây cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề an ninh lương thực. Ví dụ, vào ngày 22/7, Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực địa phương ở thành phố Tứ Bình, Cát Lâm. Ngày 27, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa yêu cầu các tỉnh trưởng chịu trách nhiệm về an ninh lương thực…
Ngay cả khi sản xuất ngũ cốc của Trung Quốc không có vấn đề gì, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu ít nhất 30% nhu ngũ cốc. Nếu thực sự thiếu lương thực ở Trung Quốc, một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ với tư cách là nước xuất khẩu lương thực lớn, có thể tặng lương thực mặc dù họ đang chống lại chính quyền ĐCSTQ, nhưng vấn đề là ĐCSTQ không dám.

Đây là một “chính phủ tự tin” đã từ chối viện trợ nước ngoài hết mức có thể trong trận động đất ở Đường Sơn và bệnh dịch Vũ Hán, có lẽ họ sợ mất mặt, có lẽ họ sợ dân sẽ mất niềm tin vào thể chế, hoặc sợ bị rò rỉ bí mật. Sự chấp nhận vẫn còn là một câu hỏi lớn.
ĐCSTQ vẫn đang cố gắng vượt qua các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra bằng cách dựa vào “đặc điểm hệ thống” của mình.
Người phụ trách chuyên mục “Gao Yu” đã đăng một video trên Twitter của mình, ghi lại khẩu hiệu của cộng đồng, “Phản phác quy chân, hoài niệm tem phiếu thời đại” (ý là quay trở lại nguyên trạng, thời xưa, dùng tem phiếu).
“Phiếu lương thực” là chính sách được ĐCSTQ đưa ra vào năm 1955. Lấy người dân thành thị làm ví dụ, mỗi người có thể nhận được 20 đến 30 phiếu lương thực mỗi tháng và mỗi gia đình sẽ đăng ký phiếu theo thông tin hộ khẩu. Trong những năm 1950 và 1960, khi người dân Trung Quốc cần lương thực nhất, chính quyền ĐCSTQ đã gửi một lượng lớn lương thực miễn phí đến Việt Nam, Campuchia, Albania và Liên Xô, và nhiều người dân của họ đã chết đói.

Hiện tại, chính sách của ĐCSTQ đang trở nên cực đoan và mọi người sẽ không quá ngạc nhiên khi tem phiếu thực phẩm sẽ quay trở lại. Việc ăn uống có lẽ sẽ bị quy cho lãng phí mà phê phán. Có một bloger trên Weibo đã phản bác: “Xây nhiều nhà như vậy ở các thành phố cấp ba, bốn, năm không phải là lãng phí sao, xây một tòa nhà văn phòng chính phủ sang trọng như vậy và hỗ trợ nhiều công chức như vậy có phải là lãng phí không? Có lãng phí không? Dân làm việc vất vả, làm thêm giờ, rảnh rỗi một chút là đưa vợ con đi ăn quán, gọi dăm ba món thì là lãng phí sao?
Học giả Trương Tuyết Trung nhận xét rằng sự lãng phí thực sự gây sốc của Trung Quốc nằm ở chi tiêu của chính phủ chứ không phải ở việc ăn uống của người dân.
Theo Daewoo, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch