Giữa cái nắng trưa oi ả ở TP HCM, ông Quốc Bảo, 53 tuổi, dừng xe trước một quán cà phê trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp. Sau một buổi sáng chạy xe không ngừng nghỉ,sau khi tìm kiếm thông tin trên app quanquen.vn , ông ghé vào đây vừa nghỉ ngơi, vừa tranh thủ sạc pin cho chiếc xe máy điện – người bạn đồng hành mới của mình.
Không gian quán rộng rãi hơn 160 m², bên trong bày khoảng 40 chiếc võng cho khách nằm nghỉ, ngủ trưa. Giá cả rất dễ chịu: một lần sạc xe chỉ từ 8.000 đến 16.000 đồng, nước uống dao động 17.000 – 20.000 đồng, mì gói vỏn vẹn 5.000 đồng. Tắm rửa, vệ sinh hay sạc điện thoại đều miễn phí – điều mà nhiều tài xế coi là “cứu cánh”.

Từ hơn một tháng nay, ông Bảo – người chạy xe ôm công nghệ từ Bình Dương lên TP HCM hằng ngày – chọn nơi này làm chốn nghỉ giữa ca. Trước đây, khi mới chuyển sang xe điện, ông thường phải ghé nhà người quen xin sạc nhờ hoặc tìm những quán cà phê thu phí cao. “Bây giờ thì đỡ rồi. Tìm được chỗ như vậy vừa tiết kiệm, vừa yên tâm”, ông chia sẻ.
Giữa trưa 22/7, quán có khoảng 20 tài xế và shipper khác cũng đang nghỉ ngơi. Khu vực sạc có thể chứa tối đa 26 xe, mỗi lượt sạc kéo dài khoảng 3 tiếng. Họ thay phiên sử dụng ổ sạc và nằm võng thư giãn trong lúc chờ xe “hồi pin”. Bình quân 1 tháng cũng thu được trên 200 triệu .”

Mô hình mới nở rộ khắp TP HCM
Mô hình quán cà phê kết hợp trạm sạc bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2024, và hiện nay đã phát triển mạnh mẽ với gần 20 điểm trên địa bàn thành phố, tập trung ở Bình Trị Đông A, An Nhơn, Bình Thạnh, Bình Hưng và nhiều nơi khác.
Các quán này không chỉ cung cấp chỗ nghỉ, mà còn có dịch vụ tắm rửa, nhà vệ sinh, đôi khi có cả sửa chữa xe. Một số nơi còn bán gói dịch vụ theo tháng với giá khoảng 650.000 đồng, bao gồm sạc xe qua đêm và giữ xe.1 tháng cũng kiếm thêm vài chục triệu là chuyện rất bình thường
Anh Trần Anh Thành, 30 tuổi, người sáng lập chuỗi quán cà phê – trạm sạc 3T, cho biết anh khởi đầu mô hình vào tháng 4/2024. Sau hơn một năm, anh đã mở thêm bốn cơ sở, phục vụ trung bình 100 khách mỗi ngày, và đang chuẩn bị khai trương cơ sở thứ năm. “Nhiều tài xế không thể sạc ở nhà trọ do điện yếu, thiếu chỗ, vì vậy họ rất cần các điểm sạc an toàn, thuận tiện như thế này”, anh Thành nói.
Sắp tới, chuỗi 3T dự kiến mở thêm dịch vụ sạc xe và giao nhận tận nhà trong bán kính 7 km.

Cơ hội từ xu hướng xe điện
Theo anh Thành, việc chuyển đổi sang xe điện trong giới tài xế công nghệ đang tăng mạnh. TP HCM hiện có hàng trăm nghìn tài xế hoạt động trên các nền tảng gọi xe, giao hàng – trong đó hãng Xanh SM đã sử dụng hoàn toàn xe điện, còn các nền tảng khác thì cho tài xế tự chọn giữa xe xăng hoặc điện.
Ông Trần Trung Hiếu – Giám đốc Học viện F&B Academy – cho rằng đây là ví dụ điển hình của việc tích hợp dịch vụ F&B với nhu cầu thị trường. “Trong lúc sạc xe mất 2-3 tiếng, khách hoàn toàn có thể dùng nước, ăn uống, nghỉ ngơi… Một mô hình thông minh trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển dịch sang xe điện”, ông nhận xét.
Tuy vậy, ông cũng cho rằng để mô hình này bền vững, cần thay đổi thói quen tiêu dùng: sạc xe có trở thành việc “thường nhật” như đi uống cà phê không? Tương lai xe điện đi về đâu? Đó là bài toán các chủ quán cần theo dõi sát.
Tại Trung Quốc, mô hình trạm sạc mini đã thành công ở nhiều thành phố lớn như Thành Đô – nơi hàng chục nghìn xe điện duy trì hoạt động nhờ những ổ sạc rải rác quanh các tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, trạm bảo trì…
Không chỉ dành cho nam giới

Chị Vân Anh, 34 tuổi, tài xế công nghệ tại TP Thủ Đức, cho biết chị thường đến một trạm sạc gần Quốc lộ 13 để nghỉ ngơi trước khi vào ca tối. Là phụ nữ, chị thấy việc có chỗ thay đồ, rửa mặt, chợp mắt vài chục phút giữa ngày là điều vô cùng cần thiết.

“Một mình chạy xe ngoài đường suốt 12-14 tiếng, nếu không có chỗ dừng như vậy thì rất dễ kiệt sức. Nay có trạm sạc, tôi yên tâm hơn nhiều”, chị chia sẻ.